Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra của trường cao đẳng vĩnh phúc
Nói đến quản lí là nói đến việc thực hiện các chức năng cơ bản của nó, một trong các chức năng đó là thanh tra, kiểm tra. Trong bồi dưỡng công tác quản lí thường quán triệt: Người cán bộ quản lí mà không thanh tra, kiểm tra thì coi như không làm công tác quản lí.
Trong các trường Đại học, Cao đẳng, công tác thanh tra là một trong những hoạt động quan trọng nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế, quy định của ngành, của đơn vị. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trò của thanh tra:
“Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm cho qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát”.
Đồng thời, Bác cũng căn dặn người cán bộ thanh tra bên cạnh việc nắn chắc các văn bản quy phạm pháp luật cần phải đặc biệt chú ý về phương pháp thanh tra, kiểm tra trong khi giao tiếp phải mềm mỏng, khéo léo:
“Người cán bộ thanh tra, kiểm tra nếu khéo léo thì bao nhiêu khuyết điểm sẽ lòi ra hết”.Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, thanh tra, kiểm tra còn đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm quy chế, quy định, pháp luật. Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát sẽ giúp bảo đảm kỷ cương pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào, cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng quản lý; khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật.
Từ khi được thành lập đến nay, phòng Thanh tra đã làm tốt chức năng của mình, phối kết hợp với các đơn vị trong trường hoàn thành kế hoạch năm học 2013-2014 và học kỳ I năm học 2014-2015. Những kết quả nổi bật đạt được trong công tác thanh tra bao gồm:
Sớm xây dựng Kế hoạch thanh tra năm học, thanh tra chuyên đề để các đơn vị cùng chủ động phối hợp thực hiện; Thực hiện tốt việc thanh tra nề nếp dạy và học thường xuyên; Thực hiện tốt việc thanh tra các kỳ thi trong và ngoài nhà trường; Thực hiện nghiêm túc kế hoạch thanh tra định kỳ các đơn vị và cá nhân từ đó nhằm phát huy những mặt tốt, đồng thời có ý kiến với lãnh đạo trường và các cá nhân, tập thể liên quan để điều chỉnh, xử lý những vấn đề chưa chuẩn mực; Tham mưu cho lãnh đạo trường lập Kế hoạch, tổ chức triển khai 2 cuộc thi: Tìm hiểu Luật đất đai và tìm hiểu Luật kiếu nại tố cáo. game nổ hũ quốc tế
đạt giải nhì tập thể và một giải ba cá nhân. Mỗi đợt đều có đánh giá ưu nhược từng cuộc thi và thông báo tới toàn trường; Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, công tác tác tiếp công dân
(có kế hoạch và lịch tiếp công dân được niêm yết công khai) góp phần cùng các đơn vị, tổ chức trong nhà trường xây dựng khối đoàn kết nhất trí cao, tập thể trong sạch vững mạnh.
Công tác thanh tra, kiểm tra có kế hoạch cụ thể rõ ràng theo năm, quý, tháng và các đợt phát động, có báo cáo sơ kết, tổng kết tuyên dương và rút kinh nghiệm kịp thời tới các đơn vị. Phòng cũng thường xuyên thanh tra hoạt động nề nếp trong nhà trường, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc của cán bộ, giảng viên và học sinh sinh viên. Các cán bộ phòng Thanh tra luôn tham dự đầy đủ các lớp tập huấn về công tác thanh tra, công tác pháp chế để nâng cao nghiệp vụ và đạt hiệu quả cao trong công việc. Tuy nhiên, do mới thành lập, kinh nghiệm thanh tra còn chưa nhiều, các cán bộ của phòng đều không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ thanh tra mà các lớp tập huấn cho công tác này còn ít nên việc nâng cao năng lực công tác thanh tra còn chưa sâu, cần tiếp tục bồi dưỡng học tập thường xuyên.
Để đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra, theo chúng tôi cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:
Tiếp tục đổi mới tư duy về công tác thanh tra, kiểm tra. Không thể hiểu giản đơn công tác thanh tra, kiểm tra chỉ là việc xem xét xử lý kỷ luật, giải quyết khiếu nại tố cáo, mà cần hiểu chính xác: Công tác thanh tra chủ yếu là để phát huy ưu điểm, chủ động ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các sai phạm, khuyết điểm trong bộ máy, góp phần giáo dục cán bộ đảng viên, giáo viên và các nhân viên tăng cường kỷ cương kỷ luật của Đảng, của tổ chức và của nhà trường.
Trong phương pháp thanh tra, kiểm tra cần quan tâm, coi trọng đồng bộ cả hai hình thức cơ bản là có báo trước và đột xuất. Thanh tra, kiểm tra có báo trước: Hình thức này tạo điều kiện cho đối tượng được thanh tra, kiểm tra có thời gian để rà soát, tự xem xét sơ bộ đánh giá điểm mạnh, điểm còn yếu, những nội dung đạt và chưa đạt trên cơ sở đó chuẩn bị để hoàn chỉnh những nội dung cần thiết.
Thanh tra, kiểm tra đột xuất: Giúp cho cán bộ thanh tra nắm chắc hơn, sâu hơn, cụ thể và phong phú. Từ đó, có cái nhìn thực trạng sâu sát với thực tế sự vật hiện tượng. Làm tốt việc kiểm tra đột xuất sẽ tránh được hiện tượng chống đối của đối tượng được kiểm tra.
Lãnh đạo Đảng, chính quyền cần quan tâm hơn nữa đối với công tác thanh tra kiểm tra, hỗ trợ tích cực đối với công tác này để thanh tra thực sự là công cụ quan trọng góp phần trợ giúp đắc lực cho Ban lãnh đạo, cho người đứng đầu cơ sở, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Thực hiện tốt việc bồi dưỡng tập huấn cho tất cả cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, kể cả các đồng chí là cán bộ chủ chốt của đơn vị. Việc bồi dưỡng bảo đảm có chất lượng cao, nội dung thích hợp, có hệ thống, cụ thể thiết thực. Ngoài việc mở các lớp bồi dưỡng tập trung, cần tổ chức có chất lượng việc sơ kết, tổng kết định kỳ công tác thanh tra, kiểm tra
(6 tháng hoặc một năm) và chuyên đề đúc rút kinh nghiệm thực tiễn về công tác bồi dưỡng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra thường xuyên và liên tục.
Phùng Quang Thơm (Trưởng phòng Thanh tra)
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://kakor.net là vi phạm bản quyền