Game nổ hũ quốc tế - Trò chơi đổi thưởng hay nhất năm 2024

Để thiết bị dạy học thành “cánh tay” đắc lực nâng cao chất lượng

Sắp xếp đồ dùng thí nghiệm

Sắp xếp đồ dùng thí nghiệm

Hiện nay, việc tự làm đồ dùng dạy học, bảo quản, sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng dạy học vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả ở nhiều trường THPT, đặc biệt là các trường vùng khó khăn.

Theo thầy Vũ Thanh Thông - Hiệu trưởng Trường THPT Mường Kim (Lai Châu), để giải quyết thực trạng này, cần có những giải pháp đồng bộ, từ việc xây dựng quy chế; chỉ đạo, động viên giáo viên thiết kế đồ dùng; đặc biệt là sử dụng biện pháp hành chính, biện pháp thi đua trong việc thực hiện công tác tự làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng và thiết bị dạy học cũng như tích cực huy động nguồn đóng góp của các bậc phụ huynh để mua sắm thêm một số đồ dùng.

“Những biện pháp này đã được áp dụng và phát huy hiệu quả tích cực tại Trường THPT Mường Kim” - Thầy Vũ Thanh Thông chia sẻ.

Xây dựng quy chế riêng

Theo thầy Vũ Thanh Thông, việc xây dựng quy chế cụ thể về việc tự làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học sẽ giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện công tác này nghiêm túc, giúp người hiệu trưởng căn cứ vào nội dung của quy chế để quản lý vấn đề này chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Vì vậy, đầu năm, thầy Thông cho biết, đã xây dựng dự thảo quy chế và tổ chức một cuộc họp hội đồng để các cán bộ, giáo viên, nhân viên bàn bạc, góp ý kiến xây dựng. Sau khi đã chỉnh sửa, quy chế đã được thông qua toàn thể nhà trường.

Quy chế có những nội dung cơ bản như sau: Nhân viên thiết bị phải sắp xếp đồ dùng khoa học, ngăn nắp, có trách nhiệm cao trong việc bảo quản thiết bị, có sổ theo dõi việc mượn và trả của giáo viên đầy đủ, rõ ràng. Nến để xảy ra tình trạng hư hỏng, mất mát do thiếu trách nhiệm sẽ phải đền và không được bình xét thi đua trong năm học.

Mỗi tổ chuyên môn cử ra một giáo viên hỗ trợ phụ trách thiết bị dạy học của bộ môn mình, giáo viên này có nhiệm vụ giúp nhân viên thiết bị kiểm tra việc sắp xếp, phân loại thiết bị theo lớp, bài, cùng với các giáo viên khác chuẩn bị thí nghiệm.

Mỗi tổ bộ môn trong một năm học phải tổ chức được ít nhất một chuyên đề có bàn về các giải pháp và kinh nghiệm sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, tự làm đồ dùng dạy học. Dành một lượng thời gian thích hợp trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn để bàn về nội dung thiết bị dạy học.

Trong các tiết dạy thao giảng, kiểm tra đánh giá chuyên môn, ngoài việc đánh giá các mặt khác nếu giáo viên đó không sử dụng thiết bị dạy học mà nhà trường có hoặc có thể tự làm được thì xếp loại yếu; có sử dụng nhưng không thành thạo, hiệu quả thí nghiệm không cao thì xếp loại trung bình; sử dụng tương đối thành thạo đồ dùng thì xếp loại khá; sử dụng thành thạo và hướng dẫn học sinh sử dụng tốt đồ dùng thì được xếp loại giỏi.

Ra định mức đồ dùng tự làm hàng năm

Quy chế cũng khuyến khích cải tiến, sưu tầm, huy động thiết bị dạy học phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Giáo viên mượn, trả thiết bị đúng quy định, tự bảo quản thiết bị trong khi mượn, tránh để mất hỏng. Việc sử dụng thiết bị dạy học là bắt buộc đối với tất cả các giáo viên.

Mỗi giáo viên trong một năm học phải tự làm ít nhất bốn đồ dùng dạy học có chất lượng hoặc đề xuất sáng kiến cải tiến thiết bị dạy học nhằm tăng cường thiết bị dạy học cho nhà trường.

Việc tăng cường việc hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng sử dụng thiết bị thí nghiệm cũng được nhắc đến trong quy chế cùng việc yêu cầu giáo viên đảm bảo giảng dạy đúng yêu cầu các giờ thực hành, ngoại khoá.

Thầy Vũ Thanh Thông chi biết: Để quy chế có hiệu lực và là công cụ hữu hiệu trong việc quản lý, Ban Giám hiệu nhà trường phối hợp với các tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra và thực hiện nghiêm túc theo quy chế trên.

Do vậy, cán bộ, giáo viên và nhân viên có ý thức, trách nhiệm hơn trong công việc. Trong năm học, không có tình trạng mất mát đồ dùng. 

Các tiết dạy của giáo viên đều có đầy đủ đồ dùng trực quan, không có tiết dạy yếu kém do không có và không biết sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học. Các giờ dạy đạt khá giỏi cùng tăng hơn năm học trước.

Gắn với danh hiệu thi đua

Theo thầy Vũ Thanh Thông chia sẻ: Thi đua là một biện pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường. Thi đua sẽ giúp các cán bộ, giáo viên, nhân viên phấn đấu hết mình để đạt hiệu quả cao hơn trong công việc.

Vì vậy, đầu năm học, tôi đã cùng Ban liên tịch nhà trường thực hiện các biện pháp đẩy mạnh công tác thi đua. Trong đó, đưa nội dung thực hiện việc sử dụng, tự làm và bảo quản thiết bị dạy học là một trong những tiêu chí để xếp loại thi đua hàng tháng, học kỳ, năm học. Kết thúc các đợt thi đua, sơ kết học kỳ...

Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường tiến hành bình xét và khen thưởng cho các tập thể, các cá nhân có thành tích, có trách nhiệm trong công tác tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học.

Quá trình họp xét diễn ra công bằng, khánh quan, chính xác. Vì thế, tất cả các cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường đều thấy thoả đáng. Trong năm học không có tình trạng thắc mắc xảy ra.

Nhờ sử dụng biện pháp hành chính và biện pháp động viên, khen thưởng kịp thời, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác bảo quản đồ dùng, có ý thức tự làm đồ dùng, số lượng và chất lượng của các đồ dùng cũng được nâng lên so với năm học trước.

Xã hội hoá công tác xây dựng thiết bị dạy học

Tăng cường thiết bị dạy học, chỉ huy động việc tự làm đồ dùng của giáo viên thì chưa đủ mà nhà trường cần phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. 

Thầy Thông cho biết, Mường Kim là một xã đặc biệt khó khăn của huyện, 99% phụ huynh trong trường là người dân tộc thiểu số, trong đó một số phụ huynh thuộc diện hộ nghèo.

Làm thế nào để huy động được nguồn đóng góp của phụ huynh trong khi điều kiện kinh tế của họ còn gặp nhiều khó khăn, thói quen được nhà nước và nhân dân hỗ trợ từ lâu đã ăn sâu vào nhận thức của người dân nơi đây nên việc vận động họ hỗ trợ kinh phí để mua sắm đồ dùng là việc làm không hề đơn giản.

Nhận thức được điều đó, trong các cuộc họp phụ huynh nhà trường, hiệu trưởng đã tiến hành tuyên truyền về mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải có đồ dùng dạy học đến toàn thể các bậc phụ huynh.

Đồng thời chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tiếp tục tuyên truyền trong các cuộc họp phụ huynh ở các lớp; nhờ chính quyền xã Mường Kim, trưởng bản tuyên truyền đến từng hộ dân. 

Do vậy, dần dần nhà trường cũng được các bậc phụ huynh ủng hộ. Điều đáng mừng có cả phụ huynh thuộc diện hộ nghèo cũng tham gia.

Được sự nhất trí của các bậc phụ huynh, nhà trường phối hợp bàn bạc với Ban đại diện cha mẹ học sinh để xây dựng kế hoạch thu chi phù hợp. Ban Đại diện cha mẹ học sinh sẽ đứng ra lập sổ ghi chép thu tiền, quản lý việc thu chi. Nhà trường chỉ tham mưu với phụ huynh về số lượng, chủng loại và chất lượng của những đồ dùng cần mua.

Cuối học kỳ và cuối năm học, Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường và phụ huynh các lớp có trách nhiệm quyết toán công khai đến tất cả các bậc phụ huynh trong trường.

“Nhờ việc thực hiện thu chi chặt chẽ mà năm học vừa qua không có trường hợp phụ huynh thắc mắc vấn đề thu và chi cho việc mua sắm đồ dùng của nhà trường. Nhà trường cũng đã trang bị thêm được một số đồ dùng thiết yếu cho việc giảng dạy” – Thầy Thông cho hay.

Hiểu Nguyễn - Theo báo giáo dục