Game nổ hũ quốc tế - Trò chơi đổi thưởng hay nhất năm 2024

Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lý

Đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên và sinh viên (giáo viên THCS tương lai) về “PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ (loại bài tập giải thích)”.
Tác giả xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc.
Chương I:    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
 
1.1- Tên đề tài:
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ
(loại bài tập giải thích)
1.2- Lý do nghiên cứu
- Xuất phát từ nguyên lý giáo dục của Đảng “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản suất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Từ mục tiêu giáo dục, từ yêu cầu của việc giảng dạy Vật lý ở trường Trung học cơ sở (THCS) “… Dạy cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bộ môn và kỹ năng giải bài tập, trong đó coi trọng vận dụng kiến thức để giải quyết thực tế hàng ngày”.
- Xuất phát từ thực tế giảng dạy và khả năng nhận thức, trình bày giải bài tập của học sinh THCS còn rất lúng túng khi giải bài tập loại giải thích (nhiều em hiểu bài mà không biết cách diễn đạt).
Qua 15 năm trực tiếp giảng dạy Vật lý ở trường THCS (trong đó 11 năm vừa làm quản lý vừa trực tiếp giảng dạy). Tôi đã suy nghĩ, trăn trở trước thực trạng tiếp thu kiến thức cơ bản và nhất là việc giải bài tập của học sinh, từ đó đã khái quát phân chia bài tập vật lý ra làm hai loại cơ bản:
+ Loại bài tập giải thích.
+ Loại bài tập tính toán.
Qua thực tế, tôi thấy phương pháp mình vận dụng có hiệu quả. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ giới thiệu một vấn đề: Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lý (loại bài tập giải thích).
1.3-  Nhiệm vụ của đề tài:
Chỉ rõ phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lý (loại bài tập giải thích).
1.4- Đối tượng, địa điểm, phương pháp nghiên cứu:
  1.4.1-  Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 7, lớp 8 và lớp 9; trong 3 năm học (Từ năm học 1988-1989;  1989-1990; 1990-1991).
 1.4.2-  Địa điểm nghiên cứu:
Tại trường THCS Cao Minh – Huyện Mê Linh – Thành phố Hà Nội.
 1.4.3-  Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp chính: Tổng kết kinh nghiệm.
* Các phương pháp bổ trợ:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp trò chuyện.
- Và một số phương pháp khác.
Chương II:THỰC TRẠNG VIỆC GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ CỦA HỌC SINH THCS (loại bài tập giải thích)
 
Qua thực tế giảng dạy môn Vật lý ở trường THCS, nhận thấy khả năng học sinh vận dụng kiến thức vào giải bài tập Vật lý (loại bài tập giải thích) rất yếu. Thông thường, các em trình bày lời giải rất lúng túng thể hiện không nắm được phương pháp trình bày, bài viết lung tung theo cảm nhận của bản thân một cách ngẫu hứng “dân dã”, không thể hiện bài làm của người học sinh đã được học môn Vật lý. Trong bài làm, nhìn chung các em đều mắc sai sót cơ bản là:
    -  Không chỉ ra được kiến thức cơ bản mà các em dùng làm căn cứ sẽ vận dụng để giải thích.
    -  Lời lẽ giải thích viết tuỳ tiện theo cảm tính.
    -  Không có kết luận rõ ràng.
Ví dụ minh họa:
Câu hỏi:   Vì sao ở các ổ trục bánh xe người ta lại lắp ổ bi và bôi dầu mỡ?
Khi chưa được hướng dẫn học sinh trong bài kiểm tra của các em đã trả lời rất tự nhiên, cảm tính như sau:
- Em A:……...Người ta làm thế cho nó nhẹ.
- Em B:......... ..Người ta làm như vậy cho nó bon bon.
- Em C : ........ Người ta làm thế cho nó đỡ tốn sức của người kéo xe.
Và các em viết thêm linh tinh, ..... rất rườm rà.
Để nghiên cứu thực trạng học sinh THCS giải bài tập Vật Lý (loại bài tập giải thích), tôi đã điều tra khảo sát hai vấn đề:
- Khảo sát kết quả học tập của học sinh trước khi áp dụng phương pháp mới (theo đề tài)
- Khảo sát hứng thú học tập bộ môn Vật lý của học sinh ở Trường THCS trước khi áp dụng phương pháp mới (theo đề tài)
Biểu mẫu A1: Kết quả học tập của học sinh trước khi áp dụng phương pháp mới (theo đề tài). Lớp chưa hướng dẫn phương pháp mới: gọi là lớp (A)
  Năm học 1988 – 1989 Năm học 1989 – 1990 Năm học 1990 – 1991
      Khối 7 Khối 8 Khối 9
Lớp (A) Lớp (A) Lớp (A)
Điểm
9 và 10
     
Điểm
7 và 8
10% 8% 10%
Điểm
5 và 6
21% 18% 23%
Điểm
3 và 4
35% 40% 43%
Điểm
1 và 2
28% 32% 24%
Điểm 0 6% 2% 0%
 
Qua khảo sát kết quả học tập của học sinh (Biểu mẫu A1) nhận thấy:
- Điểm giỏi không có học sinh nào đạt, điểm khá tỉ lệ thấp (khoảng 10%) chứng tỏ các em hiểu lơ mơ và trình bày lời giải không có tính chắc chắn, ít thuyết phục.
- Điểm dưới trung bình khoảng 60% - 70%, chứng tỏ các em chưa có kỹ năng, chưa biết cách trình bày bài tập vật lí (loại bài tập giải thích).
Chú ý: - Để có kết quả đối chứng khách quan thì những lớp khảo sát năm sau phải là lớp chưa được áp dụng phướng pháp mới ở những năm trước. Ví dụ: Năm học 1988 – 1989 đã áp dụng phương pháp mới ở lớp 7A thì năm học 1989 – 1990 khi lấy lớp đối chứng thì không lấy ở lớp 8A (7A cũ) mà lấy ở lớp khác hoặc 8B hoặc 8C (Lớp chưa biết phương pháp mới).
 
Biểu mẫu A2: Khảo sát hứng thú học tập bộ môn Vật lý ở Trường THCS.
(Lấy số liệu điều tra ở thời điểm: Chưa hướng dẫn phương pháp mới- Thời điểm đầu năm - Thời điểm A).
 
  Năm học 1989 – 1990 Năm học 1990 – 1991
    Khối 8                Khối 9
Thời điểm (A) Thời điểm (A)
Em thấy môn Vật lý như thế nào về các mặt sau:    
+ Khó tiếp thu: 18% 16%
+ Tiếp thu được nhưng không biết vận dụng giải bài tập: 76% 70%
+ Tiếp thu được và biết cách vận dụng vào giải bài tập được: 6% 10%
+ Em không thích học 25% 23%
+ Thích học 10% 12%
Chú ý: - Để khách quan khi lấy số liệu điều tra yêu cầu học sinh trả lời vô tư, đúng với suy nghĩ của mình; học sinh không cần ghi tên vào phiếu điều tra in sẵn câu hỏi (chỉ cần đánh dấu chéo khi trả lời).
Chương III: NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ  (loại giải thích).
Được tiến hành theo các bước như sau:
3.1-  Bước 1:  Tìm kiến thức vật lí cơ bản sẽ vận dụng.
+ Yêu cầu học sinh thấy rõ: Với mỗi câu hỏi của loại bài tập giải thích phải dựa vào ít nhất một kiến thức Vật lý cơ bản để giải thích.
+ Cách trình bày (trả lời) bài tập như sau:
- Nêu rõ kiến thức Vật lý cơ bản được vận dụng.
- Sau đó vận dụng để giải thích; rồi kết luận (ngắn gọn, không rườm rà)
* Tác dụng của bước 1: Rất quan trọng, nó giúp cho học sinh định hướng đúng.
- Làm cho học sinh hiểu rõ và nắm được nguyên tắc làm bài tập (loại này).
- Trên cơ sở đó mà tư duy đúng hướng: Tìm kiến thức cơ bản để vận dụng và vận dụng theo đúng quy trình. Tránh việc làm bài tập theo kiểu viết lung tung không lôgic và hết sức tùy tiện.
 3.2- Bước 2:  Giáo viên trình bày bài tập (làm mẫu).
+ Giáo viên phải trình bày bài tập mẫu (nghĩa là phải đưa ra bài tập rồi hướng dẫn cẩn thận - làm mẫu).
+ Việc làm mẫu của giáo viên không nên tự làm mà nêu gợi ý, nêu vấn đề theo trình tự đã yêu cầu ở bước 1, giúp học sinh giải quyết dần dần cho đến kết thúc.
Việc nêu vấn đề có tác dụng làm cho học sinh:
- Cùng phải động não (suy nghĩ). Thời gian này buộc học sinh phải nhớ lại các yêu cầu bước 1. Từ đó, các em phải nhớ lại, liên tưởng và xảy ra sự so sánh lôgíc rất nhanh giữa các hiện tượng trong câu hỏi với hàng loạt kiến thức đã tích lũy được và quá trình ấy kết thúc bằng việc tìm ra ít nhất 1 kiến thức cơ bản cần được vận dụng.
- Quá trình suy nghĩ trên vừa khắc sâu kiến thức cơ bản (sẽ nhớ lâu hơn), vừa tạo nêu thói quen suy nghĩ tìm tòi (hiện nay nhiều học sinh mắc bệnh lười suy nghĩ).
Bởi vậy, giáo viên nên tránh tự làm mẫu, việc tự mình làm mẫu giảm tác dụng rất nhiều, sẽ không đạt hiệu quả tối đa giờ dạy và học sinh tiếp thu sẽ bị thụ động.
* Tác dụng của bước 2:
+ Nếu bước 1 là rất quan trọng có tác dụng mở đường trong nhận thức thì bước 2 là quyết định. Vì, nó giúp cho học sinh từ bước 1 (nhận thức) là trừu tượng, đến bước 2 là vận dụng cụ thể.
+ Phần nhiều học sinh tư duy trừu tượng yếu cho nên sau khi giảng bước 1 thì chưa biết vận dụng ngay giải bài tập (chỉ 1 số ít thông minh thì có thể làm được). Phần lớn số học sinh ấy qua bước 2 (làm mẫu của thầy) thì mới nhận thức được vấn đề (vận dụng giải được bài tập).
+ Sau khi kết thúc bước 2 đã tạo được tâm lý thanh thản cho học sinh học tập (bước 1 là căng thẳng phần nhiều học sinh nhận thức chậm). Từ sự thanh thản này sẽ dẫn tới hứng thú học tập bộ môn của học sinh.
3.3- Bước 3:  Học sinh tự vận dụng vào giải bài tập
+ Học sinh tự làm bài tập loại giải thích.
+ Bây giờ giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đầu bài, vận dụng cách làm (ở bước 1) tự suy nghĩ và trình bày bài làm (không có gợi ý thêm).
* Tác dụng của bước 3:  Bước này có tác dụng củng cố bước 2, dẫu sao sau khi bước 2 đem lại tâm lý thanh thản cho học sinh tiếp thu kiến thức (cách làm). Nhưng mới dừng lại ở đó, ta cần rèn kĩ năng, hình thành kĩ xảo cho các em thì chính ở bước này làm điều đó. Học sinh đa số đến bây giờ đã tự làm được bài tập, các em sẽ phấn khởi và tự tin từ đó yêu thích bộ môn vật lí.
Bước 4: Củng cố: Mỗi khi gặp bài tập loại giải thích, giáo viên phải yêu cầu nghiêm ngặt trình bày như bước 1. Mỗi lần như vậy lại một lần nữa giáo viên củng cố phương pháp giải bài tập loại này.
* Tác dụng bước 4:
+ Tiếp tục củng cố kĩ năng, hình thành kĩ xảo giải bài tập loại giải thích.
+ Củng cố niềm tin cho học sinh. Vì, không ít thầy, cô giáo “nói một đằng lại làm một nẻo”. Lúc đầu như thể A, rồi sau lại (tùy tiện) làm thể B (cắt xén của A) thế thì học sinh sao có niềm tin vào yêu cầu của thầy cô giáo.
Chú ý:
Đối với bước 4 (củng cố) có thể lồng vào từ bước 2 bằng cách: Cho học sinh xung phong thực hiện vận dụng bước 1 dưới sự “cầm cân” của thầy cô giáo (phải đạt được chuẩn theo bước 1 nếu không sẽ chi phối nhận thức của hàng loạt học sinh tiếp thu chậm, không khéo “lợi bất cập hại”).
Nếu học sinh làm được thì sẽ làm nguồn động viên lớn với em đó và đồng thời có tác dụng khích lệ những học sinh khác vì lẽ “thua thầy một vạn không bằng  thua bạn một li”.
Ví dụ minh họa:
Câu hỏi:   Vì sao ở các ổ trục bánh xe người ta lại lắp ổ bi và bôi dầu mỡ?
* Kết quả khi chưa được hướng dẫn (Đã trình bày ở phần II).
* Khi đã được hướng dẫn phương pháp mới: Một kết quả rất khả quan, xấp xỉ 90% các em trả lời rất rõ ràng, mạch lạc:
+ Ta đã biết ma sát lăn bao giờ cũng nhỏ hơn ma sát trượt và bề mặt càng nhẵn thì ma sát càng giảm.
+ Do đó, việc lắp ổ bi là thay ma sát trượt bằng ma sát lăn. Việc bôi dầu mỡ là làm tăng độ nhẵn ở ổ trục, điều đó có tác dụng giảm ma sát, giúp xe chuyển động dễ dàng.
Chương IV:  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
  1. Kết quả nghiên cứu về mặt lý luận:
Qua nghiên cứu kết quả bài làm của học sinh (Biểu mẫu A­1) ở cả 3 khối (7,8,9) thấy rằng: Khi giáo viên chưa có phương pháp hướng học sinh làm bài tập khoa học thì khả năng giải bài tập (vận dụng) đạt mức độ khoảng 30% từ trung bình trở lên. Học sinh vận dụng tốt chặt chẽ hầu như không có.
Do đó, việc tìm ra biện pháp hướng dẫn một cách khoa học (Lôgic – phù hợp đặc điểm quá trình nhận thức là cần thiết).
Qua nghiên cứu điều tra về hứng thú học tập của học sinh ở 2 khối 8 và 9:
(Biểu mẫu A2) thấy rằng: Khả năng học sinh từ nhận thức (hiểu bài)  tới vận dụng giải bài tập có nội dung thực tế còn yếu ≈ 70% không vận dụng được. Dẫn tới phần lớn số học sinh này không có hứng thú học tập bộ môn. Nếu không có giải pháp (phương pháp dạy) thì số này có xu hướng chuyển dần sang chán học.
Do đó, việc tìm tòi phương pháp hướng dẫn giải bài tập Vật lý (loại giải thích) là cần thiết và là yêu cầu cấp bách với giáo viên để nâng cao chất lượng dạy và học.
4.2- Kết quả nghiên cứu về mặt thực tiễn.
Để đánh giá hiệu quả sau khi học sinh THCS đã được hướng dẫn giải bài tập Vật lý (loại bài tập giải thích), tôi đã điều tra khảo sát hai vấn đề:
- Khảo sát kết quả học tập của học sinh sau khi áp dụng phương pháp mới (theo đề tài).
- Khảo sát hứng thú học tập bộ môn Vật lý của học sinh ở Trường THCS sau khi áp dụng phương pháp mới (theo đề tài).
 
Biểu mẫu A3: Kết quả học tập của học sinh sau khi áp dụng phương pháp mới (theo đề tài). Lớp sau khi đã hướng dẫn phương pháp mới: gọi là lớp (B)
 
  Năm học 1988 – 1989 Năm học 1989 – 1990 Năm học 1990 – 1991
Khối 7 Khối 8 Khối 9
Lớp (B) Lớp (B) Lớp (B)
Điểm
9 và 10
8% 10% 12%
Điểm
7 và 8
34% 32% 40%
Điểm
5 và 6
46% 42% 38%
Điểm
3 và 4
12% 14% 10%
Điểm
 1 và 2
0% 2% 0%
Điểm 0   0%  
Qua khảo sát kết quả học tập của học sinh (Biểu mẫu A3) nhận thấy:
- Điểm giỏi, điểm khá tỉ lệ cao (khoảng Từ 42%  - 52%) chứng tỏ các em hiểu rõ và trình bày lời giải rất chắc chắn, tính thuyết phục cao.
- Điểm dưới trung bình khoảng từ 10% - 16%, chứng tỏ chỉ còn số ít các em chưa có kỹ năng, chưa biết cách trình bày bài tập vật lí (loại bài tập giải thích).
 
Biểu mẫu A4: Khảo sát hứng thú học tập bộ môn Vật lý ở Trường THCS.
Lấy số dữ liệu điều tra ở thời điểm: Đã được hướng dẫn phương pháp mới (Thời điểm B, trên cùng 1 đối tượng khảo sát).
 
  Năm học 1989 – 1990 Năm học 1990 – 1991
Khối 8 Khối 9
Thời điểm (B) Thời điểm (B)
Em thấy môn Vật lý như thế nào về các mặt sau:    
+ Khó tiếp thu: 6% 4%
+ Tiếp thu được nhưng khó vận dụng giải bài tập: 10% 10%
+ Tiếp thu được và vận dụng giải bài tập được: 84% 86%
+ Em không thích học 6% 4%
+ Thích học 80% 84%
Qua khảo sát hứng học tập của học sinh (Biểu mẫu A4) nhận thấy:
- Hứng thú học tập môn vật lí của học sinh đạt tỉ lệ cao (khoảng Từ 84%  - 86%).
- Số lượng học sinh không thích học hoặc không biết làm bài tập vật lí còn tỉ lệ rất thấp (khoảng Từ 4%  - 10%).
4.3- Những bài học rút ra được:
(1) Trong quá trình dạy học người giáo viên phải quan tâm tới mối liên hệ ngược (sự tiếp thu của học sinh như thế nào?). Từ đó, để giáo viên suy nghĩ: Tìm nguyên nhân (trong đó có người dạy) và trăn trở tìm ra biện pháp khắc phục.
(2) Để tìm tòi phương pháp giảng dạy phải quan tâm tới:
- Lôgíc của quá trình nhận thức.
- Hiểu được tâm lý lứa tuổi học sinh, động viên khích lệ các em đúng mức.
- Đừng bao giờ làm cho học sinh sợ, cố gắng để giúp các em bộc lộ với giáo viên những thuận lợi, khó khăn trong quá trình học tập.
THAY CHO LỜI KẾT
Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lý (loại giải thích) trình bày trên đây, thực tế đã được áp dụng rất hiệu quả nhiều năm nay. Thầy dạy – Trò học, đều được thoải mái, nhẹ nhàng, vui vẻ và hiệu quả. Một không khí thích dạy và thích học môn Vật lý được thể hiện rõ trong nhà trường.
Kết quả học tập hàng năm đạt tỷ lệ cao. Đơn cử, năm học 1990 – 1991 với 2 lớp 9 (số học sinh 86 em):
+ Đạt loại giỏi: 13%
+ Đạt loại khá:  51%
+ Đạt loại trung bình: 32%
+ Loại còn yếu:  4%.
Năm học 1990-1991: Nhà trường cử 3 em đi thi học sinh giỏi môn Vật lí vòng huyện thì cả 3 em đều đạt và được dự thi vòng 1 của Thành phố Hà Nội.
Vì điều kiện thời gian và khả năng có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót khi trình bày. Tôi rất mong được sự đóng góp của các đồng chí đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn !
   Phùng Quang Thơm